header-banner

Tin tức /

8 điều cần lưu ý về vấn đề an toàn lao động trong thi công công trình cho nhà thầu

Một nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng, khoảng 60% tai nạn trong lĩnh vực xây dựng, thi công công trình  xảy ra liên quan đến hoạt động của nhà thầu. Điều này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại, đó chính là vấn đề quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công công trình của nhà thầu còn yếu kém, sơ sài, lỏng lẻo. Do đó, hoạt động quản lý an toàn lao động là một hoạt động vô cùng quan trọng để có thể giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc, những thiệt hại về người và của và cần thiết để các nhà thầu lưu tâm, xem xét.

Tai nạn trong thi công công trình thường xảy ra với những thiệt hại lớn về người và của. Do đó, nên thực hiện và đảm bảo tốt hoạt động an toàn lao động trong quá trình thi công để phòng hơn là chống, để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách xử lý. Dưới đây là một số lưu ý dành cho nhà thầu để nâng cao hoạt động an toàn lao động, quản lý thi công trong quá trình thi công công trình và giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra:

•         Thiết kế khu vực làm việc an toàn; duy trì, khu vực làm việc gọn gàng sạch sẽ

 

 

•         Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng, ở những vị trí dễ dàng quan sát, nhìn thấy, để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

 

 

 

•         Đào tạo nhân viên về quy trình an toàn và thực hành diễn tập khẩn cấp

Nhà thầu phải có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động.

•         Bên cạnh đó, nhà thầu thi công còn phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động khi sử dụng lao động trên công trường.

 

•         Lập kế hoạch xử lý cho tất cả các tai nạn, không chỉ có khả năng phổ biến nhất, đưa ra các phương án đề phòng, khắc phục, chống đỡ và khi có sự cố xảy ra thì đã có ngay phương án xử lý mà không còn bị rối rắm gây hậu quả nghiêm trọng do không được xử lý kịp thời

•         Đưa ra những tình huống cho thấy hậu quả của sự thiếu an toàn gây sự chú ý quản lý

•         Xem xét lại hướng dẫn an toàn mỗi năm và sửa đổi, bổ sung thêm những biện pháp an toàn lao động mới.

•         Khi có sự cố về an toàn lao động xảy ra thì nhà thầu và các bên liên quan phải có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo với cơ quan nhà nước đồng thời chịu mọi trách nhiệm khắc phục và bồi thường thiệt hại do không đảm bảo an toàn lao động gây ra.

Chia sẻ