header-banner

Tin tức /

Nguyên nhân và cách phòng ngừa tai nạn khi làm việc trên giàn giáo

Tình trạng mất an toàn của hệ thống giàn giáo sử dụng trong thi công đã dẫn đến các sự cố nghiêm trọng tại một số công trình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tai nạn xảy ra.

 

 

Sập giàn giáo gây ảnh hưởng đến người và của.

 

Một số nguy cơ mất an toàn khi làm việc với giàn giáo

- Ngã cao khi làm việc trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh...) do sập, đổ giàn, trơn trượt...

- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo.

- Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng dây đai an toàn.

- Ngã cao do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.

- Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.

- Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình trong lúc làm việc.

 

Nguy hiểm làm việc trên cao

 

Yêu cầu người làm việc trên cao

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.

- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.

- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên cao.

Yêu cầu an toàn khi làm việc trên cao

- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.

- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.

- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.

- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.

- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.

- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.

- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.

- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.

 

 

 Yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng

- Giàn giáo phải đ­ược lắp dựng đồng bộ. Tr­ước khi hoạt động phải đ­ược kiểm tra tại hiện trường. Việc lắp dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và phù hợp với hư­ớng dẫn của nhà chế tạo.

- Tất cả các cáp sợi thép, cáp sợi tổng hợp, các móc treo, móc neo, sàn công tác; các thiết bị nâng, các thiết bị chống rơi, ngã và các điểm neo, các liên kết, đều phải đư­ợc kiểm tra tr­ớc mỗi lần lắp dựng. Việc kiểm tra toàn bộ hệ thống phải đ­ược thực hiện trư­ớc khi đ­a vào sử dụng.

     Bất kỳ một bộ phận có dấu hiệu hỏng hóc hoặc trục trặc đều phải thay thế.

- Bộ điều chỉnh và phanh phụ đ­ược kiểm tra theo các nội dung sau:

+ Trình tự theo chỉ dẫn của nhà chế tạo nh­ưng không quá một năm;

+ Đảm bảo rằng thiết bị khởi động và phanh phụ hoạt động tốt;

+ Nếu không có điều kiện thử nghiệm tại hiện tr­ường, phải chuyển thiết bị khởi động hoặc máy nâng đến cơ sở thử nghiệm chuẩn để kiểm tra. Trong thời gian thiết bị này đi thử nghiệm, không đư­ợc phép sử dụng giàn giáo.

- Mọi bộ phận của hệ giàn giáo phải đ­ược bảo trì và sử dụng đúng quy trình theo hư­ớng dẫn của nhà chế tạo.

Chia sẻ